TƯỢNG THÍCH CA 01
.Chất liệu sản phẩm: Gỗ mít, gỗ hương, gỗ dổi, cốt gỗ bó thổ, xi măng….
.Kích thước: Phụ thuộc vào từng không gian thờ bên chúng tôi sẽ thiết kế cho phù hợp.
.Nước sơn: Sơn son thếp vàng, bạc phủ hoàng kim hoặc sơn giả cổ,Pu…
.Giá thành: Tùy thuộc vào kích thước, chất liệu, mẫu mã mà khách hàng lựa chọn
.Tuổi thọ: Lên đến hàng trăm năm, càng dùng lâu càng có giá trị theo đồ cổ
-
Mô tả
TƯỢNG PHẬT THÍCH CA
Nhắc đến Phật Thích Ca không ai là không biết Ngài, một thánh nhân đã đạt được sự giác ngộ – không những thế còn giúp nhiều người thoát khỏi khổ đau. Cuộc đời ngài trước khi đạt được sự giác ngộ cũng từng trải qua cuộc sống bình thường như một con người. Để hiểu rõ hơn về Ngài, cùng đồ thờ tượng Phật SƠN ĐỒNG tìm hiểu về cuộc đời đức phật Thích Ca.
Cuộc đời đức Phật Thích Ca
Trước khi trở thành Phật Thích Ca, ngài từng là thái tử Tất Đạt Đa Cồ Đàm. Cha là Vua của tộc Thích Ca, mẹ là hoàng hậu Maya, đã mất sau khi sinh ngài không lâu sau. Khi sinh ra, ngài có đủ 32 tướng tốt, được tiên đoán là sẽ tu thành một bậc thánh nhân hơn người. Vua vì không muốn thái tử của mình chọn con đường tu hành nên để ngài sống một cuộc sống không hề thiếu thốn bất cứ một điều gì, vàng bạc châu báu, cung nữ suốt ngày đàn hát.
Tuy nhiên, sau khi ra khỏi cung nhìn thấy cuộc sống của người nghèo vì mưu sinh mà làm nhiều điều sai trái, hay một người già, một người bệnh,…Ngài lên đường tìm con đường giải thoát khỏi khổ đau, thoát khỏi sinh – lão – bệnh – tử thông thường, khi ấy ngài 29 tuổi.
Trải qua con đường tu hành khổ hạnh theo đạo Bà La Môn, thân thể ngài gầy mòn, sức khỏe yếu ớt. Phật thích ca trong gian đoạn tu luyện khổ hạnh này được khắc họa một cách rõ nét dưới tên tượng Tuyết Sơn. Đến năm thứ 6, ngài không tu luyện khổ hạnh nữa. Sau đó, Ngài đắc đạo, nhìn thấy được tiền kiếp của mình và nhân quả trên thế gian, quan trọng hơn hết, tìm được sự an lạc trong tâm hồn. Sau khi giác ngộ thành Phật, ngài đi khắp đất nước truyền dạy con đường thoát khỏi đau khổ. Từ những người có địa vị như vua chúa hay những người ăn xin, trộm cắp đều được ngài giác ngộ.
Hạnh nguyện của đức phật Thích Ca
Mỗi vị Phật đều có một hạnh nguyện riêng và hữu duyên gia chủ phát nguyện phù hợp với đức Phật nào có thể thỉnh vị bồ tát có hạnh nguyện đó về thờ. Đối với Phật thích ca, ngài có 12 hạnh nguyện được tóm tắt như sau:
– Từ cõi trời, đảng sinh xuống cõi thế giới: hạnh nguyện đầu tiên của ngài là từ cõi trời đầy hỉ lạc, hạnh phúc, được sinh xuống dân gian để giảng dạy đạo pháp. Trước khi đản sinh, ngài nhìn thấy được nơi ngày sinh sống, thời điểm được sinh ra hoàn toàn phù hợp để chúng sinh đủ thiện duyên đón ngài.
– Thụ thai vào hoàng hậu: với hạnh nguyện này của ngài, hoàng hậu sau khi thấy được hình ảnh một con voi trắng với sáu ngà đi vào bụng mình đã thụ thai ngài.
– Khi Ngài sinh ra, bước 7 bước: Ngài chọn sinh ra như cách con người thông thường, vì mọi chúng sinh mà ngài sẽ gặp gỡ đều được sính ra như vậy. Chọn cách sinh ra không quá khác biệt, để làm nên những điều khác biệt, đó là một thánh nhân thật sự.
– Lớn lên trong thế giới hoàng cung: Ngài được học mọi thứ ở đây, cũng trở nên xuất sắc khôi ngô tuấn tú.
– Kết hôn: ngài có hạnh nguyện kết hôn, tận hưởng cuộc sống như một con người bình thường, cũng là bước đệm trước khi đạt được sự giác ngộ.
– Từ bỏ hoàng cung: mở đầu cho sự thay đổi là việc chọn rời bỏ hoàng cung, rời bỏ cuộc sống xa hoa vốn có để thay đổi, để đi tìm con đường hạnh phúc chân thực.
– Chọn con đường tu khổ hạnh: Trước khi đạt được sự giác ngộ, sống trong niềm hoan lạc hạnh phúc thì việc trải qua khổ đau như là một lẽ đương nhiên. Ngài phát hạnh nguyện chọn con đường tu luyện khổ hạnh để có thể là tiền đề cho sự giác ngộ.
– Thiền định 49 ngày dưới gốc cây bồ đề: Gốc cây bồ đề là trung tâm của sự giác ngộ, nơi mà mọi vị phật sẽ phải đến để đạt được sự giác ngộ. Phật Thích Ca cũng không ngoại lệ.
Tiêu diệt quỷ ma, ám chướng: giúp dân gian bằng cách tiêu diệt mọi quỷ ma.
– Giác Ngộ: đa phần tượng thích ca được thờ cúng ở giai đoạn hạnh nguyện giác ngộ của đức Phật. Ngài đạt được sự giác ngộ hoàn toàn bằng thiền định.
– Chuyển bánh xe pháp luân: đây là hạnh nguyện thứ 11 của ngài. Lần xoay bánh xe pháp luân thứ 1 ngài dạy về tứ diệu đế. Lần thứ 2 dạy về tính không và mọi bản chất trong pháp giới. Lần thứ 3 ngài dành cho chúng Bồ Tát, những người đạt được sự giác ngộ.
– Nhập niết bàn: để chúng sinh hiểu được sự xả bỏ vô thường, ngài thực hiện hạnh nguyện cuối cùng là Niết bàn.
ĐỒ THỜ SƠN ĐỒNG
XÓM RẢNH-.SƠN ĐỒNG-HOÀI ĐỨC-HÀ NỘI
LIÊN HỆ:0981729548