TƯỢNG ÔNG HOÀNG BƠ
.Chất liệu sản phẩm: Gỗ mít, gỗ hương, gỗ dổi, cốt gỗ bó thổ, xi măng….
.Kích thước: Phụ thuộc vào từng không gian thờ bên chúng tôi sẽ thiết kế cho phù hợp.
.Nước sơn: Sơn son thếp vàng, bạc phủ hoàng kim hoặc sơn giả cổ,Pu…
.Giá thành: Tùy thuộc vào kích thước, chất liệu, mẫu mã mà khách hàng lựa chọn
.Tuổi thọ: Lên đến hàng trăm năm, càng dùng lâu càng có giá trị theo đồ cổ
-
Mô tả
Tượng ông Hoàng Bơ
Trong số Thập vị Quan Hoàng thì tượng ông Hoàng Bơ là hay về ngự đồng. Ông thường mặc trang phục màu trắng, thêu chữ Thọ và đội khăn xếp trên đầu. Ông thường ngụ dưới Thoải Cung có trọng trách trông giữ Đền Vàng Thủy Phủ. Cũng có khi ông biến lên trên mặt nước thành một vị hoàng tử có diện mạo phi phương, ngồi trên con thuyền và rong chơi khắp chốn.
Tượng ông Hoàng Bơ là ai?
Ông Hoàng Bơ hay còn được gọi là ông Bơ Thoải. Ông là con trai thứ 3 của vua Vương Bát Hải Động Đình, ông ngự dưới Thoải cung và có trách nhiệm trông coi Đền Vàng Thủy Phủ.
Theo truyền thuyết kể lại rằng ông có một diện mạo phi phương. Đôi khi ông lại biến lên trên mặt nước trở thành một chàng hoàng tử ngồi trên một con thuyền, cưỡi cá chép vàng rong chơi. Hoặc đôi lúc ông lại cùng các bạn tiên ngâm thơ, uống rượi, đàn hát trông trăng đánh cờ hường thú vui của các bậc tao nhân.
Tuy nhiên, vua cha thấy cảnh nhân gian vẫn còn lầm than, nên sai ông lên khâm sai cõi trần, mở hội Phúc Duyên. Mục đích chính đó là ban phúc cho nhân dân, cho những người buôn bán, làm ăn, người học hành được thành tài và đỗ đạt.Ông Hoàng Bơ hay về ngự nhất. Khi giá ngự đồng ông thường mặc trang phục màu trắng được thêu hình rồng và uốn lượn thành chữ thọ, thắt đai và trên đầu đội khăn xếp có thắt lét trắng.
Có khi ông về ngự khai quang, tấu hương rồi một tay cầm mái chèo, một tay cầm quạt thong thả dạo chơi, ngắm nhìn vạn vật. Hoặc cũng có khi ông cầm đôi hèo hoa rong ruổi cưỡi ngựa để ngao du sơn thủy khắp chốn.
Ông Hoàng Bơ không phải là giáng sinh lên trần phàm nên không có đền thờ riêng. Ông thường được người dân thờ tự trong các đình, chùa. Hai đền thờ chính là Đền Lảnh Giang và Đền Đồng Bằng.
Ý nghĩa của việc thờ tượng ông Hoàng Bơ
Ông Hoàng Bơ là một trong những người được vua cha sai xuống trần gian để ban phước, tạo điềm lành, may mắn cho tất cả mọi người. Ông cũng chính là người đưa chúng ta thoát khỏi những bể ải, hiểm nguy trong cuộc sống này.
Tượng ông Hoàng Bơ thường được thờ trong các đình, chùa, đền hoặc tại gia theo ý nghĩa của đạo phật. Việc thờ tượng mang rất nhiều ý nghĩa quan trọng:
Ông Hoàng Bơ xuất hiện để thực hiện nghĩa vụ ban phước, phổ độ chúng sinh. Ông đưa con người thoát khỏi những điều khốn khó trong cuộc sống. Giúp chúng ta hướng về những điều thiện và tránh những cái ác trong cuộc sống này.
Ông giúp cho những người đang gặp khốn khó, lầm than có cuộc sống tốt đẹp hơn. Những người buôn bán gặp nhiều may mắn, ăn nên làm ra, phát tài phát lộc. Những người học hành sẽ thi cử thuận lợi, đạt điểm cao thi đỗ trường cao, đạt được danh vọng mà mình mong muốn.
Thờ tượng ông Hoàng Bơ còn có ý nghĩa việc mang đến sự vô tư, an nhiên hơn cho mỗi con người chúng ta trong cuộc sống hiện nay. Chỉ cần ngồi trước tượng thành tâm kính bái mỗi ngày là chúng ta sẽ trở nên vui vẻ, cảm thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn rất nhiều.
Không chỉ vậy, khi thờ tượng của ông Hoàng Bơ còn mang đến sự thịnh vượng cho tất cả mọi người. Đây cũng là một trong những ý nghĩa vô cùng quan trọng giải thích vì sao hiện nay nhiều nơi lại thờ tượng của ông Hoàng Bơ đến vậy.
Đôi nét đặc điểm của tượng ông Hoàng Bơ
Hiện nay, tượng của ông Hoàng Bơ thường được tạc từ chất liệu gỗ mít. Đây là một loại gỗ có nhiều đặc tính nổi bật hơn hẳn so với các loại chất liệu khác mà giá thành lại rất phù hợp.
Ông Hoàng Bơ thường được tạc với trang phục màu trắng có thêu rồng và uốn lượn giống như một chữ thọ thắt đai vàng. Hình tượng này giúp cho ông vữa giữ được sự uy nghi nhưng cũng thể hiện được sự an nhàn trong cuộc sống, để ông có thể ngao du khắp chốn trong thiên hạn.
Trên đầu ông Hoàng Bơ đội khăn xếp màu trắng và đi kèm là chiếc kim lệch màu trắng bạc. Mỗi khi ông về ngự tấu sẽ có một tư thế khác nhau, cũng có thể là một tay ông cầm mái chèo, một tay cầm quạt thong thả dạo chơi, ngắm nhìn cảnh vật, tận hưởng sự yên bình. Cũng có khi ông Hoàng Bơ cầm đôi hèo hoa, cưỡi ngựa rong ruổi ngao du sơn thủy khắp chốn đây đó.
Tuy nhiên, cũng có truyền thuyết kể lại rằng vào tháng Giêng thì người ta hầu ngài mặc áo đỏ chứ không phải là mặc áo trắng. Bởi theo tâm linh Việt Nam áo trắng là màu buồn nên kiêng mặc, có như vậy thì mới là hóa thân bất tử giữa âm và trần. Đó chính là phong cách chứ không phải là sự đơn thuần. Điều này cũng lý giải vì sao hiện nay tượng ông Hoàng Bơ trang phục lại có nhiều màu sắc đến vậy.
ĐỒ THỜ SƠN ĐỒNG
XÓM RẢNH-.SƠN ĐỒNG-HOÀI ĐỨC-HÀ NỘI
LIÊN HỆ:0981729548