TƯỢNG HỘ PHÁP 01

Giá Liên Hệ

.Chất liệu sản phẩm: Gỗ mít, gỗ hương, gỗ dổi, cốt gỗ bó thổ, xi măng….
.Kích thước: Phụ thuộc vào từng không gian thờ bên chúng tôi sẽ thiết kế cho phù hợp.
.Nước sơn: Sơn son thếp vàng, bạc phủ hoàng kim hoặc sơn giả cổ,Pu…
.Giá thành: Tùy thuộc vào kích thước, chất liệu, mẫu mã mà khách hàng lựa chọn
.Tuổi thọ: Lên đến hàng trăm năm, càng dùng lâu càng có giá trị theo đồ cổ

Số lượng
Gọi đặt mua: 0981729548 (24/7)


           Nguồn gốc về tượng hộ pháp
    Những mẫu tượng hộ pháp được sử dụng ngày nay được bắt nguồn từ câu chuyện hàng nghìn năm trước, kể về hai vị hoàng tử là Thiện Hữu và Ác Hữu. Theo tên gọi dân gian vẫn thường gọi là ông Thiện và ông Ác. Thiện Hữu là vị hoàng tử với tấm lòng vị tha, bao dung và nhân hậu, luôn muốn bảo vệ dân lành. Ngược lại Ác Hữu là biểu tượng cho cái ác, dám đâm mù mắt anh trai mình chỉ để sỡ hữu viên ngọc quý. Sau bao nhiêu khó khăn, Thiện Hữu cũng được sáng mắt, thực hiện được ước nguyện giúp đỡ dân chúng.
    Ngày nay, người ta dùng hình tượng Thiện Hữu và Ác Hữu để đại diện cho cái thiện và cái Ác. Mẫu tượng hộ pháp đẹp nổi bật với 2 bức tượng, một hiền lành và một dữ tợn. Một tượng được đặt trong tư thế đứng (hoặc ngồi) trên tay cầm binh khí còn tượng còn lại thì một tay cầm ngọc. Với biểu tượng này, người xưa đã muốn thể hiện một tinh thần đạo đức làm nên giá trị tốt đẹp của mỗi con người “khuyến Thiện – trừng Ác” 
    Đối với những tín đồ tôn giáo đặc biệt là đạo Phật sẽ không còn cảm thấy xa lạ với hình ảnh hai vị thần này đứng ở hai bên cổng chùa. Sỡ dĩ, chúng được sử dụng rộng rãi ở cổng chùa với mục đích trở thành hộ pháp đắc lực cho nhà Phật, giúp chúng sinh cứu khổ cứu nạn.
Trong kinh Phật, các vị thần hộ pháp được gọi chung là tôn thiên bồ tát, vi đà hộ pháp hay vi đà bồ tát. Ngoài việc sử dụng đặt để ở cổng chùa, mẫu tượng hộ pháp bằng gỗ còn được sử dụng ở hai bên của thư viện – nơi lưu giữ sách hay đại hùng bảo điện. Một số tượng hộ pháp nhỏ còn được sử dụng trong không gian thờ cúng gia tiên thông thường để bảo vệ gia đình.
    Ý nghĩa của những mẫu tượng hộ pháp đẹp
    Nhắc đến mẫu tượng hộ pháp người ta thường liên tưởng đến những ý nghĩa tốt đẹp, khuyến khích cái thiện. Bên cạnh đó, đấu tranh trừng trị cái ác trong mỗi con người.
    Điều này thể hiện rõ nét nhất qua hình tượng hộ pháp vi đà trong trang phục áo giáp sắt với 1 tay chống nạnh, một tay cầm gươm báu oai nghi, dũng mãnh như vị tướng quyền uy. Cũng thông qua hình ảnh này, Phật pháp muốn giáo dục con người khi đã biết được chính pháp của Phật thì phải thường xuyên trì pháp với tâm sáng và ý chí kiên cường. Chính vì thế, cũng có thể nói những mẫu tượng hộ pháp cũng mang ý nghĩa giáo dục cao, hướng con người đến những giá trị tốt đẹp của đạo đức. Với gươm báu trong tay, tượng trưng cho trí tuệ, sẵn sàng vứt bỏ những phiền não để tâm được an lạc.
    Tượng hộ pháp mang nhiều ý nghĩa về tâm linh, vừa đóng vai trò hộ pháp cho Phật vừa khuyến khích con người hướng đến đến giá trị chân – thiện – mỹ trong cuộc sống. Với các vị thần hộ pháp, hình ảnh và tranh phục đã nói như trên cũng mang ý nghĩa giáo dục riêng. Đó là mong muốn nhân rộng những việc làm thiện và trừng trị những cái ác.
    Sự xuất hiện của tượng hộ pháp trong gia đình cũng không ngoài ý nghĩa trên, bất cứ ai phát tâm hộ pháp làm những việc hộ trì chính pháp sẽ được sự gia hộ của vi đà bồ tát. Tức là nếu biết chuyển đổi tâm tính, phát tâm học Phật, chuyển xấu thành tốt trong gia đình và xã hội, khiến cho tâm mỗi người luôn hoan hỉ. Mỗi người đều có tâm an lạc, gia đình hạnh phúc ấm êm, xã hội bớt đi những điều xấu, phát triển thêm những điều tốt. Những giá trị mà Phật pháp mang lại, cũng chính là ý nghĩa chân chính của những mẫu tượng hộ pháp 
               ĐỒ THỜ SƠN ĐỒNG
XÓM RẢNH-.SƠN ĐỒNG-HOÀI ĐỨC-HÀ NỘI  
LIÊN HỆ:0981729548